Vai trò của người uy tín trong bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Có vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian qua đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang không chỉ phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mà họ còn là những lớp người am hiểu truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mình và ngày đêm trăn trở, tìm cách gìn giữ cho thế hệ sau.
 

Ông Hỏa Văn La, người có uy tín thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình)

Ông Hỏa Văn La, người có uy tín ở thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, cho biết: "Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn được Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Thượng Lâm quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và được sự quan tâm, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình. Trên địa bàn xã Thượng Lâm hiện nay có 2 điểm du lịch cộng đồng tại thôn Nà Tông và thôn Nà Đông, với 20 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch cộng đồng Homestay. Toàn xã hiện có 01 nhà văn hóa xã, 13/13 nhà văn hóa thôn; 01 tủ sách tại nhà văn hóa xã, 13 tủ sách tại nhà văn hóa các thôn; 01 đội văn nghệ quần chúng xã, 18 đội văn nghệ quần chúng tại các thôn, cơ quan, đơn vị, trường học, các homestay...

Du khách trải nghiệm tại homestay Hải Linh.

Đến homestay Hải Linh, thôn Nà Đông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình) chúng tôi như ngập tràn trong không gian của thiên nhiên và hoa lá. Từ những vật dụng nhỏ nhất như giỏ chứa rác, cốc uống nước, mâm cơm, bát, đũa, ghế ngồi, bàn uống nước, lọ hoa, khung tranh hay các điểm cho du khách check-in đều được làm từ những vật liệu như mây, tre, giang, nứa. Bà Quan Thị Nhạ, chủ homestay Hải Linh cho biết, phát triển du lịch xanh, homestay đã chú trọng đầu tư kiến thiết từ nhà ở, khuôn viên, các công trình phụ trợ, các điểm check-in đều bằng các vật liệu của thiên nhiên để du khách trải nghiệm, cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn về thiên nhiên, môi trường.

Nhờ phát huy vai trò của người uy tín nên nhiều làn điệu dân ca, dân vũ trên địa bàn huyện Na Hang được duy trì và phát triển.

Trong những năm qua, xã Thượng Lâm căn cứ vào các hướng dẫn, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động ban hành kịp thời các văn bản, hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ, giải pháp kịp thời; môi trường văn hóa từng bước được cải thiện, các thiết chế văn hóa từ xã đến các thôn được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân sáng tạo, hưởng thụ văn hóa; “Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với phát triển du lịch” góp phần xây dựng con người Thượng Lâm có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; ý thức tập thể, đoàn kết, vì lợi ích chung; gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiện nay, sự phát triển của xã hội hiện đại, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu “Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với phát triển du lịch” ngày càng có giá trị và ý nghĩa to lớn. “Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với phát triển du lịch” là việc làm mang tính chiến lược, góp phần để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thượng Lâm “Phát huy truyền thống quê hương, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên và sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong xã.

Người có uy tín vận động nhân dân tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chú ý công tác vệ sinh môi trường để phát triển bền vững.

Từ năm 2018 đến năm 2022, UBND tỉnh  đã phê duyệt danh sách 5.846 lượt người có uy tín; xây dựng, bồi dưỡng hàng nghìn người thuộc lực lượng cốt cán. Những năm qua, đội ngũ này đã tích cực phát huy vai trò, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng dân cư ở vùng đồng bào DTTS; là cầu nối giữa Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân địa phương. Đội ngũ đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở cơ sở; phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái; giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; bài trừ những hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Nhờ đội ngũ am hiểu, trách nhiệm này, rất nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, tiếng nói, chữ viết, làng nghề, trò chơi dân gian trên địa bàn tỉnh đã được khôi phục và phát triển.

Khi đời sống phát triển, văn hóa đang có sự giao thoa mạnh mẽ thì những đóng góp của đội ngũ người có uy tín trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch là rất đáng ghi nhận. Bởi việc làm thiết thực này không chỉ giúp lớp trẻ thêm yêu mến, trân trọng nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn giáo dục lòng tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc

Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục