Trang phục phụ nữ Sán Chỉ ở Pác Củng

Thôn Pác Củng, xã Thượng Nông (Hà Hang) hiện có 45 hộ dân, với trên 80% là đồng bào dân tộc Sán Chỉ. Người già nơi đây kể rằng, năm 1984 họ di cư từ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang về đây khai khẩn đất đai đã mang theo bản sắc văn hóa của dân tộc minh.

Bà Cháng Thị Đào năm ở tuổi 60 chia sẻ, mọi việc may thêu trang phục trong gia đình do bà và các con cháu trong nhà làm ra. Bà Đào cũng là người nắm rõ các ý nghĩa trong từng chi tiết của bột trang phục. Như áo của phụ nữ thường may bằng vải mộc tự dệt, nhuộm màu đen, dài quá đầu gối, áo mặc theo cặp, áo trong thường là màu trắng cổ bẻ gần giống cổ áo người kinh nổi trên nền đen tôn lên nét dịu dàng, thanh thoát của người phụ nữ. Các mép áo được khâu chỉ nhiều màu, hai ống tay áo may bằng mảnh vải màu xanh, có viền đỏ rộng khoảng 2 cm. Thắt lưng được dệt bằng vải nhiều màu, quấn quanh vòng eo người phụ nữ. Quần màu đen thuộc loại quần bó ống.


Phụ nữ thôn Pắc Củng, xã Thượng Nông (Na Hang) hái chè Shan Tuyết. Ảnh: Quốc Việt

Để trang phục của dân tộc mình được lưu truyền, những người phụ nữ có tuổi trong thôn như bà Đào luôn ý thức truyền dạy cho con, cháu cách thêu thùa khâu vá cũng như ý thức giữ gìn. Bởi thế, trong những lúc nông nhàn, trên mỗi nếp nhà sàn truyền thống những người bà, người mẹ lại truyền dạy cho con cái từng đường kim, mũi thêu. Mỗi cô gái trước khi về nhà chồng làm dâu thường có từ 3 đến 7 bộ y phục truyền thống tùy theo từng điều kiện của mỗi gia đình. Những em bé gái mới lớn, vào mỗi dịp tết năm nào cũng được các bà, các mẹ may cho trang phục mới để đi trảy hội.

Chiếc khăn đội đầu thể hiện sự khéo léo chăm chút trong thêu thùa, những đường chỉ nhiều màu sắc được phối với nhau làm tăng thêm vẻ đẹp của phụ nữ.

Đi kèm với bộ trang phục thì đồ trang sức cũng là một phần không thể thiếu tạo nên nét đặc sắc của phụ nữ Sán Chỉ. Bộ trang sức làm bằng bạc gồm vòng cổ, bông tai, vòng tay... Khi con gái lập gia đình cha mẹ thường sắm cho đủ các loại vật dụng để có thể tạo lập được cuộc sống mới. Bên cạnh đó, vào ngày trọng đại cha mẹ sẽ trao cho con gái khi đi làm dâu những chiếc vòng cổ bằng bạc với tâm nguyện mong muốn con cái được may mắn, có cuộc sống đủ đầy sung túc.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Pắc Củng Bàn Văn Tranh cho biết: Ở thôn Pắc Củng hầu như phụ nữ nào cũng biết may thêu trang phục truyền thống. Người Sán Chỉ đánh giá tính nết của người con gái qua từng đường kim mũi chỉ trên bộ trang phục. Vào dịp lễ tết, cưới hỏi… chị em diện bộ trang phục đẹp nhất thể hiện sự khéo léo, đảm đang.

Theo Báo Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục